TINH DẦU GỪNG

Aetheroleum Zingiberis

Tinh dầu thu được từ thân rễ cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước.

Thành phần hóa học của gừng:

Trong củ gừng có khoảng 2 – 3% là tinh dầu. Bao gồm các chất như:

·   β-zingiberen (35%)

·   β-curcumenen (17%)

·   β-farnesen (10%)

·   β -phelandren

·   Alcol monoterpenic (geraniol, linalol và borneol)

·   α-camphen

·   Eucalyptol

·   Các gingerol

·   Gingeridion

·   20-30% chất cay (Zingeron, Shogaol và Zinggerol)

Tác dụng

Ở đường hô hấp: Ức chế virus hợp bào ở đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.

Ở đường tiêu hóa: Gừng có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa

Ở hệ thần kinh: Gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu.

Các tác dụng khác: Ngăn ngừa tiểu đường, chống say tàu xe, hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa ung thư, tăng cường sinh lý,…

Không sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Âm suy kìm vượng nhiệt trong cơ thể
  • Huyết áp cao
  • Nội nhiệt âm hư
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc thuốc điều trị cao huyết áp
  • Thai sản sa trướng
  • Viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan
  • Bệnh nhân bị trĩ và phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều gừng.